Bộ Tư pháp tổ chức tọa đàm “Lấy ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Công chứng (sửa đổi)”

Thứ tư - 18/05/2022 15:58 377 0
Thực hiện Chương trình công tác năm 2022 của Bộ Tư pháp, ngày 16/5/2022 tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Bổ Trợ Tư pháp tổ chức Tòa đàm lấy ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luạt Công chứng (sửa đổi), nhằm lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia, công chứng viên và đề nghị sửa đổi Luật Công chứng năm 2014 và dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 04/2015/TT-BTP ngày 15/4/2015 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng.
(Ông Đoàn Văn Hường, Phó Cục trưởng Cục Bổ Trợ Tư pháp phát biểu tại buổi tọa đàm)
(Ông Đoàn Văn Hường, Phó Cục trưởng Cục Bổ Trợ Tư pháp phát biểu tại buổi tọa đàm)
Tham dự toạ đàm có ông Đoàn Văn Hường, Phó Cục trưởng Cục Bổ Trợ Tư pháp; Lãnh đạo Phòng QLCCTPL, Cục Bổ Trợ Tư pháp; Đại biểu tham dự buổi tọa đàm gồm: Về tỉnh Bình Định có ông Tôn Thanh Xuân - Trưởng phòng, Phòng Công chứng số 1, ông Mai Hữu Hòa Trưởng phòng, Phòng Công chứng số 2 và ông Phan Quang Dũng - Trưởng phòng, Phòng Công chứng số 3; các Công chứng viên đến từ 17 tỉnh thuộc Khu vực Miền trung và Tây nguyên và các chuyên gia.
Tại buổi Toạ đàm các đại biểu đã được nghe Lãnh đạo Cục Bổ Trợ Tư pháp thông qua Báo cáo số 315/BTP-BTTP ngày 19/11/2021 của Cục Bổ Trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp về định hướng xây dựng Luật Công chứng (sửa đổi) và Đề cương chi tết Luật Công chứng (sửa đổi). Theo đó, với việc triển khai thi hành Luật Công Chứng năm 2014, đội ngũ công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng cả nước đã và đang phát triển với tốc độ khá cao; Không chỉ tăng lên về số lượng, chất lượng của Công chứng viên cũng có tiến bộ đáng kể, quy mô và tính chuyên nghiệp của các Tổ chức hành nghề công chứng cũng được nâng lên. Trong 05 năm thi hành Luật Công chứng năm 2014 các Tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước đã thực hiện 27 triệu công việc; 60 triệu việc chứng thực và tổng số phí công chứng thu được hơn 8 nghìn tỷ đồng, phí chứng thực thu được gần 350 tỷ đồng; tổng số tiền nộp thuế và nộp ngân sách Nhà nước hơn 1600 tỷ đồng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn triển khai thực hiện Luật Công chứng năm 2014 cũng cho thấy hoạt động công chứng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được khắc phục hiện nay như: Chất lượng của một bộ bận Công Chứng viên còn hạn chế; bên cạnh việc phát triển Tổ chức hành nghề công chứng chưa đảm bảo yêu cầu phân bố hợp lý, hoạt động ổn định và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động hành nghề của Công Chứng viên; Việc đồng thời tồn tại hoạt động công chứng, chứng thực đối với các giao dịch, hợp đồng vốn quy định còn khác nhau về điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện công chứng, chứng thực có nguy cơ tạo rủi ro cho việc đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch, hợp đồng được chứng thực; Trình tự thủ tục công chứng còn nhiều điểm không phù hợp; chất lượng hoạt động công chứng có nơi, có lúc chưa đáp ứng yêu cầu; Hoạt động công chứng bắt kịp tiến bộ và ứng dụng công nghệ thông tin trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi số; Công tác quản lý nhà nước, tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Công chứng viên còn hạn chế ... . 
Qua các ý kiến đóng góp và trao đổi sôi nổi của các đại biểu tham dự tại buổi Toạ đàm, Cục Bổ Trợ Tư pháp sẽ rà soát, tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp góp phần sửa đổi, hoàn thiện Luật Công chứng  nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, đường lối mới của Đảng và Nhà nước về tổ chức và hoạt động công chứng; đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập về thể chế, tạo cơ sở pháp lý cho bước phát triển mới của hoạt động công chứng theo chủ trương xã hội hoá, nâng cao chất lượng và tính bền vững của hoạt động công chứng, từng bước phát triển nghề công chứng Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế./.

Tác giả bài viết: Văn Cương - Phòng Công chứng số 3

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây