Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Bình Định năm 2024

Thứ hai - 26/02/2024 18:22 406 0
Ngày 23/02/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 33/KH-UBND về chuyển đổi số tỉnh Bình Định năm 2024. Theo đó, Kế hoạch nêu rõ mục tiêu tổng quát nhằm xây dựng các nền tảng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại, đồng bộ; ứng dụng công nghệ thông tin sâu rộng và nâng cao an toàn thông tin;
(ảnh minh hoạ)
(ảnh minh hoạ)
phát triển chính quyền số nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển kinh tế số, xã hội số góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu nâng cao chỉ số chuyển đổi số (DTI) và chỉ số cải cách hành chính (PAR Index).
Mục tiêu cụ thể:
* Về chính quyền số
- 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; duy trì kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cổng dịch vụ công tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia.
- Tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng đạt 90% đối với cấp tỉnh, 80% đối với cấp huyện và 60% đối với cấp xã (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
- Tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ nhập dữ liệu một lần.
- Tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
- Tối thiểu 90% hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước hoàn thành phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin.
- 100% Ủy ban nhân dân cấp xã có hệ thống Đài truyền thanh thông minh.
* Về kinh tế số
- Phấn đấu kinh tế số chiếm 10% GRDP của tỉnh.
- Tỷ trọng kinh kế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.
- Phấn đấu năng suất lao động tăng tối thiểu 7%.
- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 60%.
- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 40%.
* Về xã hội số
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt trên 80%.
- Tỷ lệ hộ gia đình có khả năng tiếp cận internet cáp băng rộng cố định đạt trên 80%.
- Tỷ lệ thôn, làng được phủ hạ tầng cáp quang băng rộng phấn đấu đạt 100%.
- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt trên 60%.
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 40%. - Tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 40%.
- Tỷ lệ các trường học có ứng dụng công nghệ số trong công tác dạy học và hoạt động quản lý, sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán học phí đạt 100%.
- Tỷ lệ các bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt đạt 100%.
- Tỷ lệ dân số có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 90%.
Bên cạnh đó, Kế hoạch củng đã đề ra 05 giải pháp thực hiện như sau: (1) Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức số; (2) phát triển các mô hình kết hợp giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp; (3) nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ; (4) thu hút nguồn lực công nghệ thông tin; (5) tăng cường hợp tác quốc tế như: tổ chức hội thảo, xây dựng chương trình hợp tác, huy động nguồn lực, đào tạo cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số, học tập kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ số, nhất là với các đối tác chiến lược có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến và có chương trình ký kết, thỏa thuận hợp tác với tỉnh; nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo…

Tác giả bài viết: V.H

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây