Trên cơ sở đó, Ngày 30/12/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 5396/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Theo đó, giai đoạn 2020 - 2025, Phát triển từ 01 đến 04 Văn phòng Thừa phát lại ở các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển (cụ thể: 02 Văn phòng tại thành phố Quy Nhơn, 01 Văn phòng tại thị xã An Nhơn, 01 Văn phòng tại thị xã Hoài Nhơn). Giai đoạn từ năm 2025 trở đi, tiếp tục duy trì, ổn định các Văn phòng Thừa phát lại hiện có; củng cố, phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên cơ sở nhu cầu thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế, hoạt động tố tụng, thi hành án dân sự của các tổ chức, cá nhân tại từng địa bàn cấp huyện và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Văn phòng Thừa phát lại được phát triển thêm 01 Văn phòng tại thị xã An Nhơn; 01 Văn phòng tại thị xã Hoài Nhơn. Ngoài ra, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, sẽ phát triển thêm một số Văn phòng Thừa phát lại tại các huyện: Tuy Phước, Vân Canh, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, An Lão, mỗi huyện 01 Văn phòng Thừa phát lại.
Đề án đã giao trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành có liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án, giao Sở Tư pháp giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 68, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại và các văn bản pháp luật khác có liên quan; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Đề án này.
Tác giả bài viết: Thanh Chung